Tích hợp ERP và MES: “Bộ đôi” hoàn hảo để quản lý sản xuất thông minh

Trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến tại các doanh nghiệp là một xu hướng. Trong đó, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và hệ thống thực thi sản xuất (MES) là hai trong những giải pháp hiện đại được nhiều doanh nghiệp sản xuất tin tưởng lựa chọn. Cả hai hệ thống đều có những điểm khác biệt và điểm mạnh riêng, vậy khi tích hợp ERP và MES thì sẽ đem đến lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp? Cùng theo dõi này viết này để có câu trả lời nhé!

Hệ thống thực thi sản xuất MES và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP là gì?

MES là viết tắt của từ Manufacturing Execution System (Hệ thống thực thi sản xuất), đây là hệ thống giúp theo dõi và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất theo thời gian thực. Hệ thống tích hợp giám sát cùng lúc nhiều yếu tố như các hoạt động chế tạo, lắp ráp, quản lý nguyên vật liệu, nhân sự tham gia, máy móc sử dụng, kiểm soát chất lượng và thời gian sản xuất,…

Dữ liệu từ hệ thống MES sẽ là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất, dự báo và lập kế hoạch sản xuất hiệu quả cũng như phát hiện các vấn đề đáng ngờ để xử lý và khắc phục kịp thời. Từ đó, doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm chất lượng, hạn chế sản phẩm lỗi, kiểm soát chi phí, hạn chế hao phí và tối ưu hóa hiệu suất của nhà máy.

Tìm hiểu về hệ thống thực thi sản xuất MES tại đây

Hệ thống thực thi sản xuất MES giúp quản lý hoạt động sản xuất hiệu quả
Hệ thống thực thi sản xuất MES giúp quản lý hoạt động sản xuất hiệu quả

ERP là viết tắt của từ Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), đây là hệ thống quản lý tổng thể mọi hoạt động trong doanh nghiệp, bao gồm các khía cạnh như quản lý sản xuất, kho, tài chính – kế toán, nhân sự, tiền lương, quản lý khách hàng,… Dựa vào các số liệu và báo cáo trên ERP, ban lãnh đạo có cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn, hỗ trợ lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực hợp lý,   kiểm soát chi phí và gia tăng năng suất. Từ đó, ERP góp phần tạo thêm sức mạnh để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.

Sự khác biệt giữa ERP và MES

Về cơ bản, hệ thống ERP và MES sẽ có nhiều điểm khác biệt nhau. Các điểm khác biệt đó có thể được biểu hiện ở các yếu tố sau:

Phạm vi và chức năng: MES sẽ tập trung vào quản lý và giám sát khu vực sản xuất như lập lịch sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, theo dõi công việc, kiểm soát chất lượng… ERP mở rộng quản lý nhiều hoạt động sản xuất – kinh doanh như: tài chính, nhân sự, mua hàng, bán hàng, khách hàng và quản lý chuỗi cung ứng.

Tiêu chí hoạt động: MES cung cấp thông tin vận hành sản xuất thời gian thực về các dữ liệu tồn kho, nguyên vật liệu, hiệu suất của máy móc và con người. Các hệ thống ERP thường xử lý các dữ liệu liên quan đến các giao dịch tài chính như: đơn đặt hàng, đơn mua hàng, hóa đơn, bảng lương,…

Tích hợp: MES tích hợp chặt chẽ với thiết bị, máy móc và quy trình sản xuất, gồm các hệ thống hỗ trợ theo dõi và thu thập thông tin như PLC (Bộ điều khiển logic lập trình), SCADA (Điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu),… Trong khi đó, ERP thu thập thông tin tổng hợp từ nhiều hệ thống khác nhau để cung cấp góc nhìn tổng thể về doanh nghiệp.

Ra quyết định: Dữ liệu thời gian thực do MES cung cấp cho phép các nhà quản lý theo dõi tiến độ sản xuất, xác định các điểm bất thường và điều chỉnh phù hợp. Đối với ERP thì sẽ cung cấp báo cáo tổng quan về nhiều khía cạnh như sản xuất, tài chính, dòng tiền, lợi nhuận,… để từ đó ra chiến lược phát triển dài hạn, quản lý nguồn lực và tăng trưởng tổ chức.

ERP và ERP có nhiều điểm khác biệt
ERP và ERP có nhiều điểm khác biệt

Mối liên hệ giữa hệ thống ERP và MES

Mặc dù ERP và MES có những điểm khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế hai hệ thống này lại có mối quan hệ bổ trợ cho nhau để giúp doanh nghiệp vận hành sản xuất hiệu quả. Bởi vậy, việc tích hợp ERP và MES sẽ tạo nên một công cụ quản lý bao trùm toàn bộ việc lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát quá trình sản xuất cũng như phân tích và đánh giá các dữ liệu sản xuất.

Khi làm việc cùng nhau, hai hệ thống đảm bảo gia tăng hiệu quả hoạt động, đảm bảo tính nhất quán, chính xác dữ liệu và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn. Nhờ vào các dữ liệu từ MES, cho phép ERP hỗ trợ nhà quản lý nắm rõ thông tin về tình trạng sử dụng nguyên vật liệu, máy móc và con người, quản lý sự cố và theo dõi quy trình sản xuất. Từ đó, họ có cơ sở để ra quyết định và lập kế hoạch hiệu quả.

Đối với MES, hệ thống ERP giúp MES nắm đầy đủ thông tin của các đơn đặt hàng, truyền dữ liệu nhanh chóng về thông tin sự cố đến bộ phận chuyên trách và có thể giao tiếp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Hai hệ thống MES và ERP tồn tại mối quan hệ bổ trợ cho nhau
Hai hệ thống MES và ERP tồn tại mối quan hệ bổ trợ cho nhau

Lợi ích khi triển khai phần mềm tích hợp ERP và MES

ERP và MES đều là hai phần mềm tiên tiến với nhiều chức năng hữu ích giúp quản lý và điều hành doanh nghiệp thông minh. Việc tích hợp cả hai hệ thống càng làm gia tăng thêm sức mạnh quản lý với các lợi ích đem lại sau đây:

Tối ưu hóa quản lý và sản xuất

Sử dụng hệ thống tích hợp ERP và MES cho phép quản lý dữ liệu tập trung sẽ giúp cải thiện đáng kể việc quản lý sản xuất. Doanh nghiệp có được đầy đủ thông tin theo thời gian thực tại nhà máy, theo dõi tiến độ của từng lô sản xuất, kiểm soát liên tục mọi hoạt động và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Tăng năng suất

Các dữ liệu từ hệ thống tích hợp cung cấp góp phần giúp nhà máy phòng ngừa, phát hiện, khắc phục vấn đề kịp thời và lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị định kỳ. Nhờ đó nhà máy hạn chế bị gián đoạn sản xuất và duy trì sự ổn định máy móc. 

Cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng sản phẩm

Việc tích hợp dữ liệu giữa hai hệ thống sẽ đảm bảo thông tin sản xuất được cập nhật đầy đủ và nhất quán để hỗ trợ cho việc truy xuất nguồn gốc. Dữ liệu từ MES thu thập sẽ giúp phát hiện lỗi và các sự cố kịp thời, nhờ đó giảm nguy cơ sản phẩm lỗi bị thu hồi và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Cải thiện việc ra quyết định

Với sự tích hợp ERP và MES, các nhà quản lý có được góc nhìn toàn diện và chính xác về mọi hoạt động sản xuất, tồn kho, mua hàng,… cho phép họ phản ứng nhanh hơn với những thay đổi và sự cố trong quá trình thực hiện sản xuất. Điều này có thể giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Nhiều lợi ích đem lại cho nhà máy khi tích hợp ERP và MES
Nhiều lợi ích đem lại cho nhà máy khi tích hợp ERP và MES

Nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Cuối cùng, hiệu quả từ việc tích hợp này giúp sản xuất đúng tiến độ, thời gian hoàn thành đơn hàng rút ngắn lại và tạo ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Từ đó nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

Các yêu cầu quan trọng để tích hợp ERP và MES

Để tích hợp MES với hệ thống ERP cần đảm bảo rằng cả hai hệ thống đều tương thích và hỗ trợ tích hợp lẫn nhau. Sử dụng các giao thức chuẩn như API hoặc OPC UA do nhà cung cấp cung cấp để kết nối và truyền dữ liệu. Điều này đảm bảo luồng dữ liệu trao đổi giữa các hệ thống diễn ra thông suốt.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định dữ liệu nào cần được chia sẻ, ví dụ như lịch trình sản xuất, mức tồn kho và trạng thái đơn hàng…. Thiết lập đồng bộ hóa dữ liệu để cả hai hệ thống được cập nhật theo thời gian thực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng khâu đào tạo nhân viên về cách sử dụng hệ thống mới.

Để tích hợp ERP và MES cần một số điều kiện
Để tích hợp ERP và MES cần một số điều kiện

Nếu doanh nghiệp chưa triển khai hệ thống tích hợp ERP và MES hoặc sử dụng ERP nhưng chưa tích hợp MES thì nên xem xét về việc triển khai này. Với mô hình quản trị hai lớp, doanh nghiệp đạt được yêu cầu quản lý nhà máy thông minh. Từ đó, nhà quản trị có thể dễ kiểm soát quy trình sản xuất, lên kế hoạch và thực thi các kế hoạch sản xuất, ngoài ra còn tối ưu hóa nguồn lực và giảm chi phí. Để được tư vấn giải pháp sớm nhất, hãy liên hệ với Patsoft qua hotline: 0919 973 773.

.
.
.