PHÂN HỆ BẢO TRÌ – BẢO DƯỠNG

Khoảng thời gian máy ngừng sẽ gây tác động tiêu cực đến khả năng sản xuất.  Theo các nghiên cứu tại Mỹ, cứ mỗi 1 đô la đầu tư vào bảo trì công nghiệp hiệu quả, doanh nghiệp có thể tiết kiệm ít nhất 5 đô la mỗi năm. 

Quản lý bảo trì liên quan đến việc lập kế hoạch và lên lịch kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị định kỳ nhằm đảm bảo máy móc hoạt động hiệu quả trong nhà máy. Hoạt động này bao gồm hai khía cạnh: phòng ngừa rủi roxử lý sự cố khi thiết bị gặp vấn đề.

Bảo trì có thể ví như đội cứu hỏa: khi xảy ra sự cố, việc khắc phục nhanh chóng là cần thiết để giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính không phải là dập tắt sự cố, mà ngăn ngừa chúng từ trước mới là cách tiếp cận hiệu quả hơn. Do đó, doanh nghiệp nên tập trung nguồn lực vào bảo trì phòng ngừa hơn là sửa chữa sau khi sự cố đã xảy ra.

phần mềm erp ngành thực phẩm

Thực trạng quản lý bảo trì trong các doanh nghiệp sản xuất

Hệ thống máy móc và thiết bị sản xuất thường xuyên gặp trục trặc, dẫn đến:

  • Quá trình sản xuất bị gián đoạn
  • Chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện tốn kém
  • Tiến độ sản xuất bị chậm
  • Gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với khách hàng

Thiếu công cụ quản lý bảo trì chuyên sâu:

  • Việc sử dụng Excel và sổ sách để thống kê thiết bị dẫn đến việc ghi chép thông tin bảo trì không đầy đủ
  • Khó khăn trong tra cứu hồ sơ thiết bị, lịch sử bảo trì và các sự cố
  • Hạn chế khả năng giám sát công tác bảo trì và sửa chữa sự cố

Khó khăn cho lãnh đạo:

  • Khó đánh giá tổng thể KPIs trong hoạt động bảo trì thiết bị
  • Thiếu công cụ tính toán các chỉ số hiệu suất thiết bị để ra quyết định

Các chỉ số đánh giá công tác quản lý bảo trì

Có ba chỉ số chính để đánh giá hiệu quả quản lý bảo trì:

1. Chỉ số độ tin cậy (MTBF)
Độ tin cậy của thiết bị là khả năng thiết bị hoạt động đúng chức năng trong một khoảng thời gian cụ thể và trong điều kiện hoạt động nhất định. Các chỉ số liên quan bao gồm:

  • MTTF (Mean Time To Failure): Thời gian trung bình hoạt động đến khi thiết bị hỏng, áp dụng cho thiết bị sử dụng một lần.
  • MTBF (Mean Time Between Failures): Thời gian trung bình giữa các lần hỏng hoặc dừng máy do bảo trì.

2. Thời gian trung bình để sửa chữa (MTTR)
MTTR (Mean Time To Repair) là thời gian trung bình để chẩn đoán, sửa chữa và phục hồi hoạt động của thiết bị sau sự cố. Khi MTTR giảm, khả năng tối ưu hóa thiết bị tăng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ số này để lên kế hoạch cải thiện tính sẵn có của thiết bị.

Công thức tính:
MTTR = tổng thời gian ngừng hoạt động / tổng số lần sửa chữa

phần mềm erp ngành thực phẩm

3. Hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE)
OEE (Overall Equipment Effectiveness) đo lường hiệu quả tổng thể của thiết bị dựa trên ba yếu tố: khả năng sẵn sàng, hiệu suất và chất lượng. Chỉ số này phản ánh mức độ hiệu quả của dây chuyền sản xuất.

Công thức tính:
OEE = A x P x Q
Trong đó:

  • A (Availability): Mức độ sẵn sàng của thiết bị
  • P (Performance): Hiệu suất hoạt động
  • Q (Quality): Hệ số chất lượng

Chỉ số OEE đạt 100% nghĩa là thiết bị hoạt động với hiệu suất tối đa, không gặp sự cố và đạt chất lượng cao.

Quản lý bảo trì (Maintenance Management)

Tính năng của Phân hệ

Quản lý thông tin máy móc

ERP tạo nền tảng gồm nơi chứa dữ liệu và các công cụ công nghệ, giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt mảng thông tin máy móc trong quá trình sử dụng. Các chức năng thường được biết trong ERP của Patsoft như:

    • Đăng ký thiết bị.
    • Quản lý hồ sơ thiết bị.
    • Tra cứu thiết bị.
    • Giám sát vận hành thiết bị.
    • Quản lý vòng đời tài sản.
    • Quản lý kiểm kê tài sản.
    • Quản lý vị trí thiết bị trên sơ đồ mặt bằng.
    • Thông tin Bảo trì định kỳ của từng loại.

Ghi chép các chỉ số

Ghi chép và báo cáo chuẩn xác giúp cho giúp cho công ty có thể quản lý tốt và tối ưu các thiệt bị máy móc.  nhà lãnh đạo dễ dàng ra quyết định hơn trong kinh doanh. 

  • Quản lý các chỉ số khi kiểm tra thiết bị.
  • Quản lý yêu cầu sửa chữa, khắc phục.
  • Giao việc từ số liệu kiểm tra, yêu cầu sửa chữa.
  • Báo cáo kết quả thực hiện.

Lên kế hoạch bảo dưỡng – Bảo trì

  • Lập kế hoạch bảo trì dựa trên kế hoạch vận hành sản xuất sao cho phù hợp nhất
  • Lịch kiểm định, hiệu chuẩn Lịch.
  • Lập kế hoạch hiệu chuẩn, hiệu chỉnh.
  • Lập kế hoạch kiểm tra hợp lý