So sánh sự khác biệt giữa MRP và ERP

Việc sử dụng công nghệ vào hỗ trợ quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh đã trở thành một xu thế trong nhiều doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ giúp tăng hiệu quả công việc, tự động hóa quy trình, tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian và đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu đáng tin cậy. Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) và MRP (Material Requirements Planning) là hai phần mềm thông dụng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Tìm hiểu những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa MRP và ERP để có các nhìn đúng đắn và lựa chọn phần mềm phù hợp nhất.

Hệ thống MRP là gì?

Hệ thống MRP (viết tắt của từ Materials Requirements Planning) là phần mềm hoạch định nhu cầu vật liệu. MRP được thiết kế với mục đích giúp doanh nghiệp quản lý và lập kế hoạch sản xuất. Thông qua quá trình kết nối việc lập kế hoạch sản xuất với kiểm soát hàng tồn kho và chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của từng quy trình sản xuất. Với MRP, doanh nghiệp có thể dự đoán được tình trạng thiếu hụt hay dư thừa nguyên vật liệu, từ đó đưa ra kế hoạch mua hàng và sắp xếp kho bãi phù hợp. Nhờ đó quá trình sản xuất không bị gián đoạn, tối ưu hóa quy trình và giảm chi phí tồn kho.

Những tác dụng chính của phần mềm MRP đối với doanh nghiệp:

  • Lập kế hoạch sản xuất, mua hàng và bán hàng phù hợp
  • Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và lưu kho
  • Quản lý chặt chẽ kho hàng, đảm bảo duy trì mức tồn kho nguyên liệu và thành phẩm cho sản xuất và bán hàng
  • Dự báo, phân tích sản xuất và bán hàng để xác định nhu cầu nguyên liệu thô hoặc vật tư cần thiết cho sản xuất.
  • Quản lý bán thành phẩm, thành phẩm và giao hàng

Với sự phát triển của công nghệ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cũng cao hơn, phần mềm MRP đã được nâng cấp, mở rộng và tùy biến thêm nhiều chức năng. Khi đó, hệ thống MRP được gọi là MRP II (Manufacturing Resource Planning) – Phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất. Những tính năng chuyên sâu của MRP II có thể kể đến như quản lý tài chính, lập kế hoạch năng lực chi tiết, quản lý máy móc thiết bị, thiết kế kỹ thuật, phân bổ nhân công, quản lý hàng tồn kho, quản lý chất lượng,… và kiểm soát chi phí trong sản xuất hiệu quả. MRP II cũng chính là tiền thân của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP.

erp mrp

Hệ thống ERP là gì?

Hệ thống ERP (viết tắt của từ Enterprise Resource Planning) là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. ERP được phát triển từ hệ thống MRP và nâng cấp trở thành hệ thống tổng thể. Phần mềm ERP có khả năng tích hợp nhiều chức năng với nhiều phân hệ để quản lý toàn diện mọi hoạt động trong doanh nghiệp từ quản lý sản xuất, tồn kho, tài chính kế toán, quản lý chất lượng QA/QC, mua hàng, bán hàng đến quản lý nhân sự và quan hệ khách hàng.

Phần mềm ERP hiện nay có nhiều loại cho phép doanh nghiệp lựa chọn triển khai ERP tại chỗ hay trên nền tảng Cloud tùy theo nhu cầu và quy mô doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ERP phù hợp cho cả doanh nghiệp sản xuất và phân phối, bán lẻ hay thương mại dịch vụ mà không chỉ riêng ngành sản xuất như phần mềm MRP.

Với nhiều tính năng mạnh mẽ và hiện đại, ERP giúp kết nối thông suốt và lưu trữ mọi dữ liệu của các phòng ban trên một hệ thống duy nhất, hợp lý hóa các quy trình sản xuất – kinh doanh, tự động hóa các công việc thủ công, tăng cường sự phối hợp làm việc giữa các bộ phận, truy xuất dữ liệu tức thời, hỗ trợ lập kế hoạch chi tiết và báo cáo & phân tích trực quan…

Mỗi module trong hệ thống ERP sẽ được kết nối dữ liệu liền mạch với nhau và mỗi phân hệ sẽ đảm nhiệm vai trò riêng, những module đó gồm có:

  • Quản lý sản xuất
  • Quản lý kho
  • Quản lý tài chính kế toán
  • Quản lý chất lượng QA/QC
  • Quản lý mua hàng
  • Quản lý bán hàng
  • Quản lý nhân sự
  • Quản lý dự án
  • Quản lý quan hệ khách hàng – CRM

erp mrp

Mối liên hệ giữa MRP và ERP

ERP và MRP đều là hai phần mềm quản lý hữu ích đối với doanh nghiệp ngành sản xuất. Hệ thống MRP có thể được tích hợp vào phần mềm ERP và MRP như là một chức năng trong phân hệ quản lý sản xuất của ERP. Hay có thể hiểu là MRP hoạt động như một hệ thống con của phần mềm ERP.

MRP giúp quản lý và cung cấp thông tin liên quan đến nguyên vật liệu sản xuất, thành phẩm, phân bổ nguồn lực (nguyên vật liệu, nhân sự, máy móc thiết bị) cho hệ thống ERP. Các dữ liệu này sẽ được liên kết đến các bộ phận khác trong doanh nghiệp để làm cơ sở để xử lý các nghiệp vụ liên quan. Ví dụ, bộ phận tài chính kế toán sẽ lấy thông tin mà MRP cung cấp để tính toán thu – chị, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

erp mrp

Sự khác biệt giữa MRP và ERP

Phần mềm ERP và MRP là hai giải pháp đều đem lại hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp sản xuất, giúp gia tăng năng suất, tăng năng lực cạnh tranh và hỗ trợ tăng trưởng trên thị trường. Tuy nhiên, MRP và ERP cũng có những điểm khác biệt về phạm vi quản lý, các chức năng, khả năng tích hợp và tùy chỉnh, chi phí và đối tượng người dùng…

Trong khi phần mềm MRP chỉ tập trung quản lý nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất và tồn kho thì ERP là giải pháp quản lý toàn diện các hoạt động từ sản xuất, kho, tài chính, mua bán hàng hóa đến nhân sự và quan hệ khách hàng. Chính vì vậy, đối tượng sử dụng của ERP sẽ rộng rãi trong nhiều ngành nghề từ sản xuất đến tài chính, dịch vụ, bán lẻ…và  MRP thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp sản xuất.

erp mrp

Hệ thống ERP được thiết kế với khả năng tích hợp, tùy chỉnh và mở rộng linh hoạt các chức năng và các ứng dụng bên ngoài cho mọi hoạt động kinh doanh vào một hệ thống duy nhất. Từ đó mang lại cái nhìn tổng quan của toàn doanh nghiệp và các phòng ban đều được kế thừa dữ liệu từ ERP. Hệ thống MRP mặc dù có thể được tích hợp với các ứng dụng bên thứ 3 trong đó có ERP, nhưng MRP thường hoạt động với tính chất là một phần mềm riêng lẻ, độc lập.

Doanh nghiệp nên lựa chọn MRP hay ERP?

Phần mềm MRP và ERP đều có những ưu điểm riêng và để phát huy hết những điểm mạnh này thì đòi hỏi doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu hiện tại, mục đích triển khai, ngân sách và định hướng phát triển của mình. Sau đây là mà một số câu hỏi gợi ý giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định dễ dàng hơn.

  • Doanh nghiệp chọn sử dụng phần mềm với mục tiêu gì?

Nếu doanh nghiệp chỉ cần kiểm soát và cải thiện hoạt động sản xuất và tồn kho thì phần mềm MRP là sự lựa chọn tối ưu nhất. Hệ thống MRP sẽ đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp và giúp tối ưu chi phí hơn khi dùng ERP

Còn nếu doanh nghiệp có nhu cầu quản lý cả sản xuất và các hoạt động khác để tối ưu hóa toàn bộ quy trình vận hành thì nên chọn phần mềm ERP. Phần mềm sẽ đáp ứng đầy đủ yêu cầu tích hợp của doanh nghiệp.

  • Ngân sách doanh nghiệp đầu tư cho phần mềm là bao nhiêu?

Phần mềm MRP sẽ có chi phí thấp hơn vì đây là một giải pháp đơn giản, riêng lẻ và có phạm vi quản lý hẹp hơn. ERP là hệ thống quản lý toàn diện với quy mô lớn và mức độ phức tạp hơn, do đó sẽ đi kèm với chi phí triển khai và bảo trì cao hơn. Nhưng với lợi ích kinh doanh dài hạn, ERP sẽ mang lại nhiều hiệu quả liên quan đến lợi nhuận và tăng trưởng cho doanh nghiệp.

  • Tốc độ phát triển và định hướng phát triển của công ty ra sao?

Nếu công ty đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và có định hướng mở rộng quy mô hoạt động thì đòi hỏi cần chọn hệ thống ERP để quản lý. ERP sẽ giúp tự động hóa các hoạt động, chuẩn hóa các quy trình và kết nối mọi dữ liệu giữa các phòng ban và chi nhánh giúp hỗ trợ sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp đang phát triển bền vững dài hạn và vẫn chỉ tập trung vào sản xuất thì hệ thống MRP có thể tiếp tục phục vụ tốt nhu cầu đó.

erp mrp

Trên đây là những thông tin chia sẻ về sự khác biệt giữa MRP và ERP – hai phần mềm được sử dụng phổ biến trên thị trưởng. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về hai phần mềm trên và nhận tư vấn giải pháp, hãy liên hệ với Patsoft ngay qua hotline: 0919973 773

Xem thêm:

.
.
.