SAP B1 là gì? SAP B1 & ACUMATICA – Đâu là ERP phù hợp
SAP B1 là công cụ quản trị doanh nghiệp tự động hóa (ERP) được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến vừa. Phần mềm tích hợp gần như toàn bộ quy trình quản lý, giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Vậy SAP Business One là gì, có những tính năng nào, đem lại lợi ích ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1 SAP B1 là gì?
- 2 Cơ chế hoạt động của phần mềm SAP Business One
- 3 6 Tính năng nổi bật của phần mềm SAP B1
- 4 Lợi ích SAP B1 đem lại cho doanh nghiệp
- 5 Chi phí triển khai SAP B1 tại các doanh nghiệp hiện nay
- 6 Các mô hình triển khai SAP B1 phổ biến
- 7 Ứng dụng của phần mềm SAP B1 trong các lĩnh vực đặc thù
SAP B1 là gì?
SAP B1 (SAP Business One) là phần mềm quản trị doanh nghiệp được nghiên cứu và phát triển bởi hãng phần mềm ERP lớn nhất thế giới – SAP. Đây là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh cốt lõi bao gồm: tài chính, mua – bán hàng, quản lý kho, sản xuất, CRM, báo cáo,…
Công cụ này phù hợp cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến vừa, hỗ trợ quản lý hiệu quả các nguồn lực có sẵn. Từ đó nâng cao năng lực sản xuất đồng thời giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian.
Cơ chế hoạt động của phần mềm SAP Business One
SAP B1 tích hợp quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp dựa trên thiết kế mô hình client-server bao gồm 2 thành phần chính là:
- Máy chủ (Server): Có nhiệm vụ lưu trữ tất cả dữ liệu của doanh nghiệp, xử lý các yêu cầu từ máy khách.
- Máy khách (Client): Cung cấp cho người dùng tại các phòng ban kết nối vào mạng lưới Database thông qua Internet.
Mọi thông tin từ máy khách đều được lưu trữ, xử lý trên máy chủ theo một cách nhất quán. Không chỉ vậy, mô hình này còn hoạt động theo chế độ phân cấp, phân quyền người dùng có thể kết nối vào data. Nhờ vậy thông tin nội bộ doanh nghiệp luôn được bảo mật một cách tốt nhất.
6 Tính năng nổi bật của phần mềm SAP B1
Dưới đây là 6 tính năng nổi bật của phần mềm SAP Business One đối với các doanh nghiệp, mời bạn đọc theo dõi!
Quản lý tài chính – kế toán
SAP B1 cung cấp công cụ quản lý tài chính – kế toán toàn diện, cho phép doanh nghiệp quản lý các hoạt động như:
- Kế toán: Tự động hóa quy trình kế toán cơ bản như hạch toán thu chi, kết toán thuế,…
- Quản lý nguồn vốn.
- Quản lý dòng tiền luân chuyển.
- Quản lý công nợ phải thu/trả trong quá trình hoạt động.
- Quản lý tài sản cố định, tính toán khấu hao,…
- Quản lý ngân hàng, quản lý thuế,…
Công cụ này được định khoản theo chuẩn mực kế toán quy định, giúp doanh nghiệp tối giản quy trình mà vẫn đảm bảo tính chính xác, tránh phát sinh rủi ro.
Quản lý mua hàng
Hoạt động mua hàng của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với bộ công cụ của SAP B1. Bạn có thể lên kế hoạch về hàng hóa, nguyên vật liệu, số lượng cần mua, nhà cung cấp phù hợp ngay trên phần mềm.
Theo đó, tính năng này được triển khai theo 4 bước bao gồm:
- Bước 1. Lập bảng tiêu chuẩn cho hàng hóa cần mua (số lượng, kích cỡ, số lô, thời gian,…).
- Bước 2. Chạy công cụ MRP để lên bản kế hoạch chi tiết.
- Bước 3. Tạo thư mục đề xuất mua hàng, sửa đổi các tiêu chuẩn nếu cần thiết.
- Bước 4. Thiết lập đơn hàng, tạo lệnh cần thiết để chuyển từ kho hoặc tạo đơn từ nhà cung cấp.
Tính năng này của SAP Business One giúp quy trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không bị gián đoạn và tối ưu chi phí.
Quản lý sản xuất và tính giá
Công tác sản xuất và tính giá là đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp, được thiết lập dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Để tối ưu quá trình này, SAP B1 ra đời với bộ công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu, lên chiến lược sản xuất, cấu trúc sản phẩm, nguồn lực sản xuất, quản lý thành phẩm, kiểm soát tồn kho, chi phí và giá thành sản xuất,… Từ đó giúp tối ưu hóa kế hoạch sản xuất, cải tiến liên tục và giảm thiểu sai sót do thiếu hụt nguyên vật liệu.
Quản lý kho và kiểm soát tồn kho
Hoạt động quản lý kho và tồn kho luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải được bài toán này, SAP B1 cung cấp giải pháp tính giá trị tồn kho theo tiêu chuẩn quốc tế lẫn Việt Nam như phương pháp bình quân, tính giá cố định, nhập trước xuất trước,… Các danh mục được quản lý khoa học và hạch toán tự động theo kho, nhóm mặt hàng hoặc các dãy, kệ,..
Ngoài ra, hệ thống quản lý kho còn được liên kết với hoạt động đặt hàng, bán hàng để đảm bảo các chính sách về giá, số lượng xuất – nhập giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí lưu kho, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Quản lý bán hàng và khách hàng
Tính năng này của SAP Business One giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Phần mềm cung cấp các giải pháp như sau:
- Quản lý – Chăm sóc khách hàng CRM: Quản lý thông tin khách hàng, phân loại nhóm khách hàng, phân tích hiệu quả chiến dịch,…
- Tiếp cận cơ hội bán hàng: Tương tác với khách hàng, dự đoán tiềm năng bán hàng, tính toán doanh thu, lợi nhuận, theo dõi và quản lý tiếp cận khách hàng phân tích tỷ lệ thành công, thất bại,…
Công cụ này giúp doanh nghiệp nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng cũ đồng thời thu hút khách hàng mới hiệu quả hơn.
Báo cáo phân tích
SAP B1 tích hợp thông tin tự động từ nhiều hoạt động khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể chạy báo cáo chính xác theo thời gian thực, kiểm soát tốt mọi thông tin cần thiết.
Ngoài ra, phần mềm này còn được tích hợp các công nghệ tiên tiến như Analytics, Điện toán đám mây, Công nghệ di động, IoT, Big Data,… hỗ trợ chuyển đổi thông tin nhanh chóng, linh hoạt hơn.
Lợi ích SAP B1 đem lại cho doanh nghiệp
Có thể nói, SAP B1 là bộ công cụ cần thiết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đem lại nhiều lợi ích như:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: Nhờ tự động hóa các quy trình thủ công, tăng cường khả năng kiểm soát và cung cấp các báo cáo kịp thời giúp doanh nghiệp ra quyết định chính xác.
- Giảm thiểu chi phí: Phần mềm tích hợp nhiều tính năng, kết nối các phòng ban trong doanh nghiệp giúp giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa chi phí tồn kho và chi phí nhân công.
- Đồng nhất dữ liệu: Dữ liệu từ các phòng ban được tập hợp tại máy chủ giúp doanh nghiệp dễ dàng truy xuất nguồn gốc giúp người phụ trách đưa ra quyết định nhanh chóng và khôn ngoan hơn.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Phần mềm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường khả năng đáp ứng khách hàng từ đó mở rộng thị trường,..
Chi phí triển khai SAP B1 tại các doanh nghiệp hiện nay
Chi phí triển khai SAP B1 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô doanh nghiệp, số lượng nhân viên sử dụng, số lượng tính năng muốn sử dụng,… Cụ thể, để duy trì sử dụng phần SAP Business One, doanh nghiệp cần đầu tư các khoản như sau:
- Chi phí triển khai: Bao gồm chi phí bản quyền và cài đặt, chuyển giao phần mềm.
- Chi phí bảo trì định kỳ: Doanh nghiệp cần thực hiện bảo trì định kỳ, cập nhật các phiên bản mới, nâng cấp phần mềm, khắc phục sự cố,…
- Chi phí nâng cấp hệ thống: Bao gồm các khoản nâng cấp, cải thiện tốc độ đường truyền, tốc độ xử lý thông tin để đảm bảo phần mềm hoạt động hiệu quả nhất.
Các mô hình triển khai SAP B1 phổ biến
Hiện nay, SAP B1 cung cấp cho doanh nghiệp đa dạng mô hình nhằm đáp ứng nhu cầu và ngân sách của từng doanh nghiệp. Dưới đây là 3 mô hình phổ biến nhất bạn có thể lựa chọn:
- Triển khai tại chỗ (On Premise): Phần mềm được cài đặt và vận hành trên máy chủ riêng của doanh nghiệp giúp kiểm soát dữ liệu với độ bảo mật cao. Tuy nhiên, mô hình này chỉ nên triển khai cho các doanh nghiệp quy mô vừa trở lên.
- Triển khai trên đám mây (On Cloud): Phần mềm được vận hành và lưu trữ trên điện toán đám mây của nhà cung cấp, có thể chia sẻ dữ liệu mà không cần server hay đội ngũ kỹ thuật. Mô hình này phù hợp cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến vừa.
- Triển khai lai (Hybrid): Mô hình kết hợp giữa On Premise và On Cloud trong đó, một số module được cài đặt trên máy chủ riêng và một số module được lưu trữ trên đám mây.
Ứng dụng của phần mềm SAP B1 trong các lĩnh vực đặc thù
SAP B1 có thể sử dụng cho đa dạng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau bao gồm:
- Sản xuất tiêu dùng: Phần mềm có khả năng điều chỉnh linh hoạt mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh dựa trên nhu cầu khách hàng.
- Sản xuất máy móc và linh kiện công nghiệp: Giúp quy trình sản xuất, quản lý nguyên vật liệu và bán hàng trở nên hiệu quả hơn.
- Phân phối: SAP Business One cung cấp bộ công cụ tối ưu hóa quá trình quản lý kho và mua – bán sản phẩm. Nhờ vậy, đây là phần mềm không thể thiếu của các doanh nghiệp phân phối.
- Bán lẻ: Phần mềm hỗ trợ quản lý điểm bán hàng, quản lý tồn kho hiệu quả và quản lý khách hàng.
- Một số ngành nghề khác: Dịch vụ, xây dựng,…
Nhìn chung, SAP B1 là giải pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về phần mềm này!
Tham khảo thêm các phần mềm erp:
- SAP B1 là gì? SAP B1 & ACUMATICA – Đâu là ERP phù hợp
- ERP ORACLE – Những tính năng ưu khuyết và lựa chọn thay thế
- Netsuite là gì? So sánh Netsuite và Acumatica
- Phân biệt CRM và ERP: Lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của bạn