ESG là gì? Tầm quan trọng của ESG đối với doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu Việt Nam

ESG là thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Trong bối cảnh kinh tế – xã hội đều phát triển theo xu hướng XANH thì tiêu chuẩn này càng tác động mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng quan trọng với doanh nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động sản xuất xuất khẩu. Theo dõi bài viết này để hiểu tất tần tật về ESG là gì và khám phá giải pháp nào giúp hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ theo ESG.

ESG là gì

ESG là gì?

ESG là viết tắt của cụm từ Environmental, Social and Governance (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Đây là bộ ba yếu tố chính được sử dụng để đo lường và đánh giá tính phát triển bền vững và sự tác động của doanh nghiệp đến cộng đồng. ESG là xu hướng ảnh hưởng chung đến cả khía cạnh kinh tế – xã hội của một quốc gia.

Dữ liệu về ESG sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng hình ảnh trên thị trường và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách hàng, nhân sự chất lượng cao, cơ quan quản lý và các bên liên quan khác.

Các thành phần của bộ tiêu chí ESG

  • Môi trường (Environmental): Yếu tố môi trường của ESG phản ánh về các vấn đề liên quan đến tác động của doanh nghiệp đến môi trường. Chẳng hạn như lượng khí thải carbon, quản lý nước, chất thải, nguồn cung nguyên liệu thô, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm,…
  • Xã hội (Social): Khía cạnh xã hội của ESG sẽ liên quan như nhân viên, khách hàng, các đối tác và cộng đồng. Xoay quanh các vấn đề về quyền lao động, phúc lợi xã hội, sức khỏe và an toàn, sự hài lòng của khách hàng, đóng góp tích cực vào cộng đồng,…
  • Quản trị (Governance): Đánh giá các vấn đề liên quan đến quản trị công ty, tổ chức cơ cấu ban quản trị, đạo đức kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khả năng giải quyết rủi ro môi trường và xã hội, đảm bảo tính công khai và minh bạch, tuân thủ các quy định pháp luật…

ESG là gì

Trong Báo cáo về “Mức độ sẵn sàng thực hành ESG của doanh nghiệp tại Việt Nam 2022”, PwC Việt Nam đã đưa ra nội dung cụ thể cho 3 tiêu chí E – S – G của bộ tiêu chuẩn ESG như sau:

Bảng Bộ tiêu chuẩn ESG

Môi trường

Bảo tồn thiên nhiên

Khí hậuPhát thải carbon

Tính bền vững của các tài sản vật chất

Ô nhiễmKhông khí

Nước

Đất

Ô nhiễm khác

Chất thảiBao bì

Điện tử

Nguy hại

Nước thải

Chất thải khác

Sử dụng tài nguyênKhan hiếm nước

Quản lý năng lượng

Đa dạng sinh học và sử dụng đất

Tài nguyên khác

Xã hội

Đầu tư vào con người và mối quan hệ

Người lao độngPhúc lợi và nhu cầu cơ bản

Đa dạng và bao trùm

Tuyển dụng và thăng tiến

Kinh nghiệm của người lao động

Khách hàngAn toàn và chất lượng sản phẩm

Thông lệ bán hàng

Quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu

Mô hình kinh doanhVận hành bền vững

Thiết kế và quản lý vòng đời sản phẩm

Quản lý chuỗi cung ứng

Khả năng tiếp cận

Đầu tư vào cộng đồng

Quản trị

Xây dựng niềm tin vào xã hội

Thông lệ kinh doanhĐạo đức

Hành vi cạnh tranh

Công khai và Minh bạchThuế

Kế toán và kiểm toán nội bộ

Năng lực lãnh đạoHồ sơ của Hội đồng quản trị và Ban điều hành

Chế độ lương, thưởng của Hội đồng quản trị/cấp điều hành

Mục đích và giá trị

Rủi ro và cơ hội

Quyền sở hữu và Kế thừa

Nguồn: PwC (2023)

Thực trạng thực hành ESG tại Việt Nam

Thuật ngữ ESG được giới thiệu lần đầu vào năm 2004 trong báo cáo từ Liên Hợp Quốc với có tiêu đề “Who Cares Wins”. Sau đó trở thành xu hướng được thực thi rộng rãi và có quy định chính thức tại nhiều quốc gia như Vương quốc Anh, Liên minh Châu Âu, Mỹ,…

ESG du nhập vào Việt Nam từ những năm trở lại đây trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. ESG đã được quan tâm rộng rãi nhờ sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác thúc đẩy thực hành các thông lệ về ESG để đáp ứng nhu cầu về phát triển bền vững của các nhà đầu tư từ nước ngoài.

Xét về thực tiễn câu chuyện ESG tại doanh nghiệp Việt Nam, có thể thấy tỷ lệ doanh nghiệp thực hành ESG còn ở mức thấp và đang ở bước đầu tìm hiểu cũng như lập kế hoạch, các doanh nghiệp đang bị thiếu kiến thức về thực hành ESG. Kết quả khảo sát từ PwC năm 2022 cho thấy có 80% các doanh nghiệp đưa ra cam kết hoặc lên kế hoạch sẽ thực hành ESG trong 2 – 4 năm tới. Trong đó, 57% các doanh nghiệp FDI đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG và 58% các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam có kế hoạch cam kết ESG trong tương lai gần.

ERP là gì

Tầm quan trọng của ESG đối với doanh nghiệp Việt Nam

Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) đã trở thành xu hướng chủ đạo quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời đại mới. Đây là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh chủ và các nhà đầu tư. Sau đây là những câu trả lời cho câu hỏi vì sao doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào ESG:

  • Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài: Dựa vào dữ liệu về ESG, nhà đầu tư có các nhìn toàn diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời có thể đưa ra đánh giá về cơ hội và rủi ro liên quan đến tính bền vững khi hợp tác dài lâu. Do dó, doanh nghiệp Việt thực hành ESG sẽ lợi thế nổi trội và tạo nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn từ nhà đầu tư.
  • Giảm rủi ro về tài chính, pháp lý và danh tiếng doanh nghiệp: Áp dụng thực hành ESG trong sản xuất kinh doanh giảm sự tác động đến môi trường cũng như ưu tiên các yếu tố xã hội và quản trị, doanh nghiệp có thể tránh và giảm thiểu được những rủi ro pháp lý, bê bối và làm hài lòng các bên liên quan như nhân viên, khách hàng…
  • Tăng cường uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp: Người tiêu dùng sẽ đánh giá và có thiện cảm với doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường, xã hội và cộng đồng.
  • Giảm chi phí, tiết kiệm tài nguyên và gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh.
  • Khả năng sinh lời cao, gia tăng doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận.
  • Tạo ra nhiều giá trị đóng góp cho xã hội, môi trường và cộng đồng.
  • Tăng sức cạnh tranh. Đón nhận nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm và dịch vụ.

ERG là gì

Khung báo cáo ESG theo hướng phát triển bền vững

Báo cáo ESG sẽ tương tự như báo cáo tài chính, nhưng báo cáo tài chính liên quan đến số liệu về tài chính – kế toán. Thay vào đó ở báo cáo ESG sẽ là số liệu về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Hiện tại có nhiều có nhiều khung báo cáo phát triển bền vững mà doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng để lên báo cáo chính xác, minh bạch và đầy đủ nội dung cơ bản. Những khung báo cáo có thể tham khảo như sau:

  • IIRC (International Integrated Reporting Council): Hội đồng Báo cáo Tích hợp Quốc tế
  • UN Global Compact: Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc
  • GHG Protocol: Kiểm kê phát thải khí nhà kính
  • GRI (Global Reporting Initiative): Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu
  • SASB (Sustainability Accounting Standards Board): Hội đồng Chuẩn mực Kế toán phát triển bền vững
  • IFRS Sustainability Disclosure Standards

Bên cạnh đó, Bộ chỉ số CSI do VBCSD – VCCI xây dựng tại Việt Nam cũng được áp dụng rộng rãi để quản trị doanh nghiệp bền vững theo xu hướng ESG. Với 130 tiêu chí, Bộ chỉ số CSI 2022 được xây dựng dựa vào căn cứ trên: Luật Môi trường 2014 và sửa đổi năm 2020; Luật lao động sửa đổi 2019; các cam kết của Chính phủ tại COP21 và COP26; tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững GRI và ESG; tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội ISO 26000; và các cam kết trong các FTAs thế hệ mới EVFTA, CTTPP, RCEP…

ESG là gì

Giải pháp ERP giúp hỗ trợ lập báo cáo ESG hiệu quả

Ngày nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được vận dụng vào hầu hết các lĩnh vực thì việc ứng dụng dụng công nghệ vào hỗ trợ lập báo cáo ESG đã được nhiều chuyên gia đưa ra khuyến nghị và nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vận hành.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP là một trong những giải pháp giúp hỗ trợ quản lý dữ liệu liên quan đến ESG hiệu quả. Các hoạt động về sản xuất, tài chính, kế toán, tồn kho, nhân sự, mua hàng, bán hàng… mà ERP quản lý đều sẽ có liên quan đến vấn đề Môi trường – Xã hội – Quản trị của ESG.

Bởi vậy khi quản trị doanh nghiệp tổng thể, ERP cũng sẽ giúp doanh nghiệp tự động thu thập, theo dõi và phân tích dữ liệu có liên quan đến ESG như quản lý mức độ sử dụng nguyên liệu, quản lý lực lượng lao động, phúc lợi, quản lý khách hàng và đối tác, quản lý tồn kho, quản lý chi phí, chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc và tuân thủ, giảm thiểu chất thải và tác động đến môi trường,…

ESG là gì

Sở hữu nhiều kinh nghiệm thực tế cùng đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao, Patsoft đã đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong ứng dụng các giải pháp công nghệ và chuyển đổi số thành công. Do đó, Patsoft thấu hiểu được các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm và đặc biệt là ESG. Giải pháp ERP của Patsoft sẽ bám sát về nhu cầu thực tế và đặc thù của từng doanh nghiệp để cung cấp giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất trong quản lý dữ liệu ESG nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung.

Để biết thông tin chi tiết về giải pháp ERP và cách ERP của Patsoft đáp ứng yêu cầu tuân thủ ESG, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

.
.
.