Tầm quan trọng của định mức nguyên vật liệu BOM trong sản xuất

Các doanh nghiệp sản xuất luôn quan tâm đến các vấn đề về quản lý tốt vòng đời sản phẩm, cách duy trì sản xuất ổn định, tối ưu hiệu quả phân bổ nguyên vật liệu và tránh hao phí tài nguyên. Trong đó, định mức nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất làm ảnh hưởng đến các vấn đề này. Vậy tầm quan trọng của định mức nguyên vật liệu BOM trong sản xuất là gì? Và cách mà giải pháp công nghệ ERP giúp quản lý BOM hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Định mức nguyên vật liệu BOM là gì?

Định mức nguyên vật liệu BOM (viết tắt của từ Bill of Materials) là một danh sách thống kê toàn diện của tất cả các thành phần và định lượng của mỗi thành phần cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Các thành phần này bao gồm các nguyên vật liệu, bộ phận, linh kiện, tài liệu, bản vẽ và các hướng dẫn lắp ráp để sản xuất sản phẩm.

Dữ liệu từ BOM là cơ sở giúp doanh nghiệp hiểu rõ cấu trúc của sản phẩm, tính toán, chuẩn bị và lên kế hoạch sản xuất. Chẳng hạn như việc kiểm kê tồn kho, lập kế hoạch mua hàng để chuẩn bị nguyên vật liệu, phân bổ máy móc, thiết bị và nhân sự cũng như tính chi phí giá thành sản phẩm chính xác. Xác định định mức nguyên vật liệu chính xác sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, hạn chế lãng phí tài nguyên, ngăn ngừa khuyết tật/lỗi sản phẩm và đảm bảo chất lượng thành phẩm.

Khái niệm về định mức nguyên vật liệu BOM
Khái niệm về định mức nguyên vật liệu BOM

Các thành phần trong bảng định mức nguyên vật liệu (BOM)

Bảng định mức BOM bày bản và đạt yêu cầu cần đảm bảo gồm các thành phần sau:

  • Cấp BOM
  • Số bộ phận
  • Tên bộ phận 
  • Mô tả
  • Mã vật tư
  • Số lượng mặt hàng sử dụng
  • Đơn vị đo lường
  • Ghi chú của BOM
  • Giai đoạn, công đoạn

Một số loại BOM phổ biến trong quản lý sản xuất hiện nay

Hóa đơn nguyên vật liệu BOM được chia thành nhiều loại theo mục đích sử dụng trong quản lý và để đáp ứng đa dạng yêu cầu khác nhau của nhà sản xuất. Bao gồm 5 loại sau đây:

05 loại định mức BOM phổ biến hiện nay
05 loại định mức BOM phổ biến hiện nay

Manufacturing Bill of Materials (mBOM)

Đây là loại BOM phổ biến trong công ty sản xuất. mBOM được gọi là BOM sản xuất, là danh sách thống kê tất cả các bộ phận và bước lắp ráp cần trong quá trình sản xuất thực tế của sản phẩm. mBOM tập trung vào các bộ phận cần thiết để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sẽ phụ thuộc vào độ chính xác theo số lượng của các bộ phận được đặt hàng trong quá trình sản xuất. 

Engineering Bill of Materials (eBOM)

eBOM còn được gọi là BOM kỹ thuật, đây là BOM danh sách các vật tư, thành phần, bộ phận, cụm lắp ráp,… trong quá trình thiết kế sản phẩm. eBOM sẽ bao gồm thông tin kỹ thuật và các thông số chi tiết của sản phẩm. Loại eBOM được phát triển trong giai đoạn thiết kế sản phẩm của các kỹ sư và được thực hiện trên các công cụ thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD) hay tự động hóa thiết kế điện tử (EDA/ECAD). 

Production BOM

BOM sản phẩm sẽ bao gồm các thành phần lắp ráp để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh cùng với chi phí, giá cả, số lượng, đơn vị đo lường và mô tả có liên quan. Các thông tin này sẽ hỗ trợ cho quá trình đặt hàng chính xác và đầy đủ nguyên vật liệu thô đáp ứng cho sản xuất và lưu kho.

Single-Level BOM

Single-Level BOM (BOM đơn cấp) là tài liệu liệt kê theo thứ tự các bộ phận được dùng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng sử dụng cho BOM đơn cấp thường là các sản phẩm có cấu trúc đơn giản; trong các thành phần, lắp ráp và vật liệu chỉ cho phép lên một cấp độ con.

Multi-Level BOM

Đối với Multi-Level BOM, BOM đa cấp sẽ được sử dụng cho sản phẩm phức tạp hơn và khắc phục hạn chế của BOM đơn cấp. Các thành phần, lắp ráp và vật liệu được cho phép phân chia thêm nhiều cấp độ khác nhau.

Tầm quan trọng của Định mức nguyên vật liệu – BOM trong sản xuất

Trong sản xuất, BOM nắm giữ vai trò quan trọng để sản xuất ra sản phẩm chất lượng và đảm bảo tối ưu nhất chi phí sản xuất. BOM được xây dựng hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp thuận tiện trong theo dõi, quản lý, tính toán chi phí và tăng hiệu quả làm việc của bộ phận lập kế hoạch, kho, mua hàng, sản xuất,… Sau đây là những lợi ích thực tế mà định mức nguyên vật liệu đem lại cho doanh nghiệp:

Định mức sản xuất BOM giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất
Định mức nguyên vật liệu BOM giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất

Lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực hợp lý

Thông số từ BOM cung cấp sẽ cho biết thông tin về số lượng, thành phần và nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm. Doanh nghiệp dựa vào những dữ liệu này để lập kế hoạch mua sắm mua nguyên vật liệu, lên lịch sản xuất, phân bổ máy móc và nhân sự hợp lý để chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Từ đó hạn chế việc lãng phí hay thiếu hụt nguyên vật liệu, đồng thời khắc phục tình trạng gia tăng chi phí sản xuất và tránh sản xuất bị gián đoạn.

Tối ưu mua hàng và kiểm soát tồn kho

Doanh nghiệp thông qua BOM có thể dự đoán nhu cầu nguyên vật liệu và dự trù số lượng vật liệu cần thiết để kiểm soát hàng tồn kho ở mức an toàn. Đồng thời, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch mua hàng hiệu quả hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ cung ứng vật liệu đầy đủ và kịp thời cho bộ phận sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất liền mạch và sản xuất đúng tiến độ, cũng như hạn chế chi phí phát sinh do lãng phí và hao phí nguyên vật liệu.

Hỗ trợ ra quyết định và cải tiến quy trình liên tục

BOM sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cung cấp nhiều thông tin cần thiết trong các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm từ công đoạn thiết kế sản phẩm (eBOM) đến khi sản phẩm được đặt hàng (sBOM – Sales Bill of Materials) và công đoạn sản xuất ra thành phẩm cuối cùng.

Doanh nghiệp dựa vào các thông tin này để đánh giá và đưa ra quyết định thay đổi hay điều chỉnh các thiết kế, thành phần hoặc định mức nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm đạt chuẩn và phù hợp nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, nhà máy có thể xây dựng nền tảng quản lý bền vững, khả năng đáp ứng linh hoạt với những thay đổi và giảm thiểu rủi ro do sai sót nguyên vật liệu. Từ đó đẩy mạnh cải tiến liên tục, gia tăng chất lượng sản phẩm và tối ưu hiệu suất sản xuất.

Thông tin từ BOM hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định và cải tiến quy trình liên tục
Thông tin từ BOM hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định và cải tiến quy trình liên tục

Tính giá thành chính xác

Định mức nguyên vật liệu BOM được xác định chính xác sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ danh sách thành phần, nguyên vật liệu, linh kiện,… với số lượng thực tế được sử dụng trong quá trình sản xuất. Dựa vào đó làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm chính xác và đơn giản, cũng như hạn chế sai sót trong xác định chi phí sản xuất và đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tăng cường hợp tác làm việc liên phòng ban

Tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp từ bộ phận thiết kế, mua hàng, tồn kho đến sản xuất hay bán hàng đều phải phối hợp làm việc cùng nhau, có sự liên kết và kế thừa dữ liệu để tạo ra một BOM chính xác. Vì vậy có thể nói BOM là một “ngôn ngữ” chung của các bộ phận trong doanh nghiệp. Điều này giúp gia tăng hiệu quả cộng tác giữa các bộ phận, giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn và tiết kiệm thời gian, công sức để nhập liệu hay tổng hợp dữ liệu.

Ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP giúp quản lý BOM hiệu quả

BOM đóng vai trò quan trong quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm. Để xây dựng và quản lý định mức BOM hiệu quả cần có công cụ hỗ trợ giúp theo dõi và giám sát mọi dữ liệu một cách toàn diện và chính xác. Hiện nay, hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP là giải pháp công nghệ được nhiều doanh nghiệp sản xuất triển khai để hỗ trợ quản lý định mức BOM. Quản lý định mức nguyên vật liệu BOM cũng là một trong những chức năng quan trọng của module sản xuất trong hệ thống ERP.

Về bản chất, phần mềm ERP là hệ thống quản lý tích hợp tất cả dữ liệu của mọi phòng ban từ sản xuất, kho, mua hàng, bán hàng, tài chính, nhân sự… Chính vì vậy, tất cả các bộ phần đều làm việc trên một hệ thống duy nhất, dữ liệu đồng nhất và có tính kế thừa. Đây là điều kiện quan trọng để các bộ phần cùng nhau hợp tác làm việc để quản lý đơn giản dữ liệu BOM. Người dùng có thể khai báo định mức nguyên liệu cho từng công đoạn sản xuất hay từng đơn hàng, khai báo BOM nhiều cấp và các nguyên liệu thay thế trên phần mềm ERP.

Xem thêm: Phần mềm ERP giúp quản lý sản xuất hiệu quả và tối ưu chi phí 

Trong đó, phần mềm ERP sẽ hỗ trợ các hoạt động như lập kế hoạch sản xuất, dự báo về nhu cầu nguyên vật liệu, quản lý tồn kho từ nguyên liệu đến thành phần, quản lý quy trình mua hàng đến tính chi phí giá thành. Từ đó tạo cơ sở dữ liệu chính xác về BOM để ra quyết định dễ dàng cũng như tiết kiệm thời gian và nguồn lực khi tổng hợp, đối chiếu và xử lý các thông tin liên quan từ nhiều phòng ban riêng lẻ.

Phần mềm ERP giúp quản lý định mức sản xuất BOM hiệu quả
Phần mềm ERP giúp quản lý định mức sản xuất BOM hiệu quả

Có thể thấy, quản lý định mức sản xuất – BOM là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất. Dựa vào BOM giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hợp lý, cải tiến liên tục, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tổng thể. Bên cạnh đó, việc triển khai phần mềm ERP để quản lý BOM là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay mà doanh nghiệp không nên bỏ qua.

Với nhiều năm kinh nghiệm, Patsoft đã triển khai thực tế các dự án ERP cho nhiều doanh nghiệp sản xuất có BOM phức tạp và đạt hiệu quả trong công tác quản lý. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và tư vấn giải pháp, hãy liên hệ trực tiếp với Patsoft qua hotline: 0919 973 773 hoặc để lại thông tin liên hệ bên dưới.

.
.
.